Tiềm năng của M&A tại thị trường Việt Nam

1. Tính hai mặt của M&A
Tính hai mặt của M&A thể hiện trên hai phương diện tác động, đối với doanh nghiệp đóng vai trò là bên mua và doanh nghiệp đóng vai trò bên bán. Quá trình M&A có thể là khởi đầu cho một chu kỳ phát triển mới hoặc đặt dấu chấm hết đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng được mua bán, sáp nhập. Ngược lại, đối với doanh nghiệp là bên mua sẽ giữ thế chủ động trong quy trình này, khi tiến hành M&A sẽ làm thay đổi cơ cấu sở hữu, quyền kiểm soát, điều hành, năng lực tài chính và quy mô kinh doanh, từ đó góp phần mở ra những cơ hội kinh doanh mới, tăng cường vị thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.

Mặt khác, M&A còn có thể tạo ra những làn sóng tái cấu trúc doanh nghiệp và nền kinh tế, góp phần cải thiện cơ cấu và độ mở, sự gắn kết và khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Theo đó, tốc độ của quá trình sàng lọc các doanh nghiệp khỏe mạnh, chất lượng sẽ được đẩy nhanh hơn bao giờ hết. Từ đó, hình thành nên những tập đoàn, tổ chức phù hợp và hoạt động hiệu quả trong tình hình mới, từ đó gia tăng các động lực tích cực cho phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, hoạt động M&A cũng tiềm ẩn không ít rủi ro đối với các chủ thể tham gia. Cụ thể, các bên khi tiến hành M&A sẽ phải gặp không ít trở ngại liên quan đến vấn đề tài chính, giá trị thương hiệu, cũng như các rủi ro về pháp lý khác. Do vậy, trước khi bước vào một thương vụ M&A nào các bên tham gia đều phải tìm hiểu thông tin, tham vấn ý kiến kỹ lưỡng với chuyên gia để tránh được các vấn đề bất lợi phát sinh, cũng như các rủi ro về pháp lý không mong muốn.

2. Làn sóng M&A trên thế giới
Hoạt động M&A sẽ tiếp tục phát triển trong quy mô quốc gia, cũng như trên phạm vi toàn cầu. Trước đây, M&A thường được thực hiện ở các ngành công nghiệp truyền thống như thép, năng lượng, ô tô, tài chính-ngân hàng….Hiện nay, hoạt động M&A đã lan rộng sang các lĩnh vực khác như dược phẩm, công nghệ thông tin, truyền thông, tài chính chứng khoán...

Nhiều thương vụ M&A được diễn ra với giá trị hàng tỷ đô, có thể kể đến việc United Airline hợp nhất với Continental với giá trị lên đến 3,2 tỷ USD và mang lại doanh thu 30 tỷ USD/năm nhờ cung cấp dịch vụ hàng không tại 378 sân bay ở 10 thành phố.

Hay cũng có thể kể đến thương vụ công ty tư nhân 3G của Brazil mua lại hãng thức ăn nhanh Burger King trị giá 3,3 tỷ USD. Và gần đây là sự hợp nhất liên ngành trong lĩnh vực tin học và công nghệ thông tin giữa tập đoàn Google và Motorolla.

Hoạt động M&A còn giúp các nước đang phát triển vươn ra thị trường thế giới. Như trường hợp, Công ty ô tô Nam Kinh của Trung Quốc chấp nhận bỏ ra 50 triệu bảng Anh để thôn tính hãng MG Rover của Anh. Một công ty khác của Trung Quốc là Lenovo cũng đã thông qua hoạt động M&A để mua đứt một công ty sản xuất máy tính của nước ngoài.

3. Thực trạng thị trường M&A tại Việt Nam hiện nay
Trong thời gian qua, tại Việt Nam xuất hiện khá nhiều thương vụ M&A với quy mô lớn. Điều này khiến Việt Nam trở thành điểm đến đáng mong đợi đối với thị trường M&A tại khu vực Đông Nam Á. Các nhà đầu tư nước ngoài sau khi tham gia các thương vụ M&A tại Việt Nam đã nhận được một khoản lợi nhuận đáng kể bắt nguồn từ việc tận dụng những nền tảng kinh doanh sẵn có của các doanh nghiệp tại Việt Nam sau khi thực hiện M&A.

Năm 2019, thị trường M&A Việt Nam chứng kiến nhiều thương vụ lớn với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn tư nhân lớn. Điển hình như: Thương vụ hợp nhất, hoán đổi cổ phần giữ VinCommerce & VinEco với Masan Group. KEB Hana Bank (Hàn Quốc) mua lại 15% vốn điều lệ của BIDV…

Đến năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động M&A trên thế giới và Việt Nam có xu hướng giảm mạnh và hoạt động này dự báo sẽ phục hồi trở lại vào cuối năm 2021. Theo đó, thông qua hoạt động M&A, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đón dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ những thị trường lớn, thực hiện cam kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, từ việc sửa đổi luật pháp về đầu tư kinh doanh, từ việc đẩy mạnh M&A từ các tập đoàn lớn trong chiến lược tái cơ cấu, hoàn thiện hệ sinh thái, chuỗi giá trị…

4. Dự báo xu hướng M&A trong giai đoạn tới
Trong giai đoạn 2021-2011, hoạt động M&A ở Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ sau thời gian dịch Covid-19 kéo dài. Trong đó, các nhà đầu tư đến từ các quốc gia như: Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…sẽ tiếp tục tham gia M&A tại Việt Nam để dịch chuyển dòng vốn ra khỏi các thị trường lớn nhưng kém an toàn.

Bên cạnh đó, việc thông qua các hiệp định thương mại tự do mới như: CPTPP, EVFTA, EVIPA cùng xu hướng số hóa có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, cải thiện các quy chế về tiếp cận thị trường, giúp tăng sức hấp dẫn của việc đầu tư vào Việt Nam đối với các tập đoàn đa quốc gia nhằm thực hiện chiến lược tái cơ cấu, hoàn thiện hệ sinh thái, chuỗi giá trị.

Trong năm 2021, ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, bất động sản, tài chính là các lĩnh vực chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng các giao dịch M&A, với 58% tổng giao dịch. Sang năm 2022, dự đoán rằng các nhà đầu tư sẽ mở rộng sự quan tâm về vấn đề M&A sang các ngành hàng chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử, logistics, năng lượng,…

Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế Việt Nam được dự báo có khả năng phục hồi nhanh hơn so với các quốc gia khác, cùng với sự thay đổi tích cực của các ngân hàng ở mảng công nghệ, quản trị, dịch vụ… thì lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm dự báo sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, có khả năng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có xu hướng mua cổ phần các ngân hàng nhỏ hoặc công ty tài chính có nền tảng công nghệ yếu, mua cổ phần và đầu tư công nghệ để phát triển các dịch vụ ngân hàng số, ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là thanh toán điện tử, cho vay tiêu dùng, tài chính vi mô, bảo hiểm...

Bên cạnh đó, những năm gần đầy, M&A trong lĩnh vực y tế cũng diễn ra khá sôi nổi khi nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được chú trọng. Không thể phủ nhận, việc phát triển nhanh chóng của các bệnh viện quốc tế hoặc các bệnh viện được vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế đã giúp giảm tải cho hệ thống bệnh viện công.

Cùng với đó là uy tín của Việt Nam ngày càng tăng khi có nhiều quyết sách nhằm ứng phó hiệu quả với dịch bệnh Covid-19, giữ được đà phát triển kinh tế với mức tăng trưởng dương, cũng như nỗ lực được xã hội ghi nhận của ngành Y tế nói riêng, đã tạo nhiều hứng thú đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Để đón đầu làn sóng M&A đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, đồng thời, nắm bắt được cơ hội đầu tư, và tránh được các rủi ro không mong muốn về mặt pháp lý trong hoạt động M&A, các bên tham gia nên nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật có liên quan. Cùng với đó, tiến hành liên hệ với các Công ty, tổ chức pháp lý có nhiều kinh nghiệm về hoạt động M&A để nhận ý kiến tư vấn, hỗ trợ.

Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập (M&A), Công ty Luật  tự tin sẽ có thể giúp quý khách hàng có được những sự tư vấn, hỗ trợ cụ thể, chính xác, hoàn toàn đáp ứng được mong đợi từ phía khách hàng.

Lĩnh vực của chúng tôi

CÁC DỊCH VỤ NỔI BẬT

Điểm khác biệt giữa mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Xu hướng toàn cầu hóa xuất hiện làn sóng M&A phát triển mạnh mẽ, nhất là quá trình Việt Nam gia nhập WTO. Mua bán và sáp nhập không hẳn là đồng nhất và đi liền với nhau.

Chấm dứt tồn tại của một công ty sau quá trình sáp nhập

Hiện nay, nhiều công ty lựa chọn hình thức sáp nhập với công ty khác để hướng đến cơ hội tăng trưởng tốt hơn. Sau khi sáp nhập, công ty buộc phải thay đổi tình trạng pháp lý của mình.

15

Năm kinh nghiệm

100

Dự án

200

Khách hàng

10

Luật sư