Làm thế nào để chấm dứt Hợp đồng lao động đúng luật?
1) Người sử dụng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng được pháp luật quy định dành cho NSDLĐ để cân bằng quyền lợi giữa các bên. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2021 thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:
Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc;
Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị trong thời gian quy định mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe bình phục, người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng;
Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày liên tục trở lên;
Người lao động cung cấp không trung thực thông tin cá nhân khi ký hợp đồng làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.
Lưu ý: NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước trong 02 trường hợp sau:
Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
Như vậy, từ ngày 01/01/2021, khi BLLĐ năm 2019 có hiệu lực, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước cho người lao động.
2/ Tư vấn chấm dứt hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động đúng quy định pháp luật
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện về căn cứ chấm dứt theo quy định pháp luật và thời gian báo trước. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động không đảm bảo các điều kiện theo quy định, điều này xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.
Trường hợp doanh nghiệp, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ phải chịu các hậu quả pháp lý như:
Nhận người lao động trở lại làm việc theo đúng hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương theo hợp đồng.
Trả các khoản bồi thường và trợ cấp thôi việc nếu người lao động không muốn tiếp tục trở lại làm việc.
Trong trường hợp người sử dụng lao động vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước
Vai trò của Luật sư trong việc điều hòa quyền lợi các bên:
Khi xảy ra mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp thì các bên có thể thực hiện đàm phán, hòa giải hay khởi kiện tùy theo mong muốn đạt được của mỗi bên. Tuy nhiên, đa phần những mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và người lao động điều bắt nguồn từ việc thiếu hiểu biết đối với Luật lao động. Chính vì vậy, dù trong bất kỳ cách thức được lựa chọn nào thì vai trò của luật sư rất quan trọng trong việc tư vấn, hướng dẫn, phân tích pháp lý cũng như đại diện cho khách hàng tham gia hòa giải tranh chấp lao động hoặc tham gia tố tụng tại phiên tòa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Để có những phương án giải quyết thích hợp, không trái quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có thể liên hệ với để được hỗ trợ giải đáp kịp thời liên quan đến các vấn đề:
Những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật;
Những khoản bồi thường người lao động nhận được khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng;
Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án;
Bên cạnh đó, Dịch vụ tư vấn pháp luật lao động của chúng tôi bao gồm:
Tư vấn, soạn thảo và đưa ra ý kiến pháp lý về hợp đồng về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động và các văn bản khác liên quan tới việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp;
Tư vấn chung về pháp luật lao động của Việt Nam cho doanh nghiệp và người sử dụng lao động Việt Nam;
Tư vấn, soạn thảo và hoàn thiện các quy trình nội bộ của doanh nghiệp liên quan đến quản lý, sử dụng lao động như vấn đề bảo hiểm, tuyển dụng, công đoàn;
Tư vấn về việc xây dựng và thành lập công đoàn tại các doanh nghiệp;
Tư vấn về hình thức, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp;
Tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm bắt buộc cho người lao động khi chấm dứt quan hệ lao động giữa người lao động và sử dụng lao động;
Tư vấn và cử luật sư tham gia giải quyết tranh chấp về lao động tại doanh nghiệp và tại các cơ quan chức năng;
Tư vấn về điều kiện, thủ tục tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam, thay mặt khách hàng xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tại Sở lao động thương binh và xã hội;
Tư vấn các vấn đề về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, đăng ký tạm trú, tạm vắng, vấn đề tiền lương, thuế thu nhập của lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Vì bản chất của hợp đồng lao động và những tranh chấp lao động khá phức tạp và cho đến thời điểm hiện tại đã có những thay đổi đáng kể trong Bộ luật lao động 2019. Nếu bạn đang có những vấn đề liên quan đến những tranh chấp điển hình hiện nay và không có thời gian tìm hiểu Pháp luật. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, công ty hỗ trợ tư vấn thông qua nhiều hình thức như gặp mặt trực tiếp tại văn phòng, trao đổi thông tin thông qua số điện thoại, Zalo, Whatsapp, email và các hình thức văn bản khác.